Xu hướng phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số

Xác định phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số là xu thế tất yếu, Chiêm Hoá đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã nông, lâm nghiệp chủ động khai thác công nghệ số vào sản xuất kinh doanh, tạo được nguồn giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm nông nghiệp.

Sản phẩm OCOP 3 sao chè Pà Thẻn, xã Linh Phú có mã QR code để truy suất nguồn gốc.

Chè Pà Thẻn, xã Linh Phú dù mới được thành lập từ năm 2017 nhưng Hợp tác xã đã bước đầu khẳng định được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. Sản phẩm chè Pà Thẻn có mã QR code để truy suất nguồn gốc, do vậy khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Thông qua các trang Facebook, Zalo và các sàn giao dịch thương mại điện tử sản phẩm chè Pà Thẻn đã tiếp tục mở rộng chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường.

Thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã Nông nghiệp Ánh Dương, xã Tân An chăm sóc theo hướng thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu GlobalGap.

Gần 10 ha Thanh Long ruột đỏ của Hợp tác xã Nông nghiệp Ánh Dương, xã Tân An được huyện Chiêm Hóa lựa chọn chăm sóc theo hướng thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu GlobalGap. Hiện Hợp tác xã Nông nghiệp đang hoàn tất các thủ tục mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. 

Thời gian tới, các cơ quan chức năng của huyện Chiêm Hóa tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị trường xuất khẩu; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại, tập trung mở rộng, phát triển thị trường nội địa; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm nông sản./.

Hoài Thu - Văn Linh

Tin cùng chuyên mục